Quản lý nhân sự hiệu quả với máy chấm công là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và khai thác tối đa các tính năng, việc lắp đặt máy chấm công đúng cách là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết lắp đặt máy chấm công một cách nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là cách lắp đặt máy chấm công vân tay phổ biến hiện nay.

Những lợi ích khi lắp máy chấm công tại doanh nghiệp
- Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí thuê nhân sự quản lý chấm công, đảm bảo tính chính xác cao.
- Giảm tải công việc cho quản lý: Giám sát thời gian làm việc của nhân viên một cách tự động, chính xác, giúp nhà quản lý tập trung vào các công việc quan trọng khác.
- Nâng cao ý thức người lao động: Tạo môi trường làm việc công bằng, minh bạch, thúc đẩy nhân viên tuân thủ giờ giấc làm việc.
- Bảo mật và chính xác: Giảm thiểu gian lận, chấm công hộ, đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, đặc biệt với công nghệ vân tay.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp: Góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
Chuẩn bị trước khi lắp đặt máy chấm công
Trước khi bắt đầu lắp máy chấm công, hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật tư cần thiết để quá trình diễn ra suôn sẻ.
1. Dụng cụ cần thiết bị
- Máy chấm công (chắc chắn rồi!)
- Nguồn điện (adapter đi kèm máy)
- Dây mạng (nếu sử dụng kết nối mạng LAN)
- Tô vít (các loại đầu phù hợp với ốc vít của máy)
- Máy khoan (nếu cần bắt vít máy lên tường)
- Thước đo, bút chì
- Keo dán (nếu cần cố định dây điện)
- Bộ ốc vít, tắc kê (nếu cần bắt vít máy lên tường)
2. Kiểm tra máy chấm công
Kiểm tra xem máy có đầy đủ phụ kiện đi kèm (nguồn, ốc vít, hướng dẫn sử dụng). Đảm bảo máy chấm công không bị trầy xước, móp méo. Nếu sử dụng máy chấm công vân tay, kiểm tra cảm biến vân tay có hoạt động tốt không.
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt máy chấm công vân tay
Dưới đây là hướng dẫn lắp đặt máy chấm công vân tay chi tiết từng bước:
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt
Hãy ưu tiên lắp đặt máy chấm công tại những nơi có gần ổ điện. Để thuận lợi cho việc nối các nguồn dây dẫn vào nguồn điện lưới dân dụng. Cũng để dễ dàng trong việc điều chỉnh các đường cáp nối sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt vị trí lắp đặt nên bằng phẳng, chắc chắn để cố định máy. Nơi lắp máy chấm công vân tay cần tránh ánh nắng trực tiếp, nơi có độ ẩm cao hoặc bụi bẩn.
Bước 2: Cố định máy chấm công
Bạn phải chuẩn bị rất kỹ càng tiến trình này để lắp đặt thiết bị được một cách ổn định. Thì thiết bị chấm công mới vận hành được hiệu quả và tránh được các sự cố phát sinh ngoài ý muốn
- Trong mỗi hộp đựng máy chấm công đều có đế để gắn máy chấm công lên tường, cùng vít nở đi kèm.
- Bạn dùng khoan để khoan các vị trí bắt vít cho đế chân của máy chấm công sau đó gắn máy chấm công lên đến đó bằng các ốc vít.
- Sau đó hãy cắm nguồn adapter cho máy chấm công
- Tiến hành bấm một đầu dây mạng và cắm vào Port Ethernet phía dưới máy chấm công. Đầu còn lại của dây mạng thì bạn cắm vào bộ chia mạng (switch, router, modem…)
⇒ Cách lắp máy chấm công trên bàn: Sử dụng keo dán hoặc băng dính hai mặt để cố định máy trên bàn. Hoặc sử dụng ốc vít nếu bàn có lỗ chờ sẵn.
Bước 3: Khởi động và kết nối máy chấm công
Sau khi đã lắp đặt máy chấm công xong. Nhấn vào nút khởi động để bật máy chấm công. Sau đó tiến hành cài đặt cho máy.
Cài đặt IP trong máy chấm công
- Nhấn giữ phím “M/OK” trong khoảng 3 giây để vào Menu.
- Vào mục “Network” sau đó cài đặt địa chỉ máy chấm công cùng dải với dải địa chỉ mạng bạn đang sử dụng. Sau đó bạn bấm phím “M/OK” để lưu lại địa chỉ IP vừa đặt cho máy chấm công.
- Nhấn “ESC” để thoát hết ra màn hình chấm công.
Lấy IP trên hệ thống máy tính
Dùng lệnh ping kiểm tra kết nối từ phần mềm đến máy chấm công.
Nhấn tổ hợp phím “Window + R” để ở cửa sổ.
Sau đó tiến hành gõ dòng lệnh “cmd”
Sau khi cửa sổ “cmd” hiện ra thì bạn đánh vào dòng chữ “ipconfig” như hình dưới rồi nhấn “Enter”.
Sau đó hãy nhập địa chỉ IP tương ứng vào máy chấm công. Sau đó bạn sẽ hoàn toàn kết nối ổn định vào thành công
Bước 4: Cài đặt phần mềm chuyên dụng
Mỗi một thiết bị máy chấm công cũng như hãng sản xuất đều có phần mềm quản lý máy chấm công khác nhau. Chính vì vậy, mà ban nên mua phần mềm chuyên dụng cũng như cài đặt thật sự chính xác. Thì thiết bị chấm công của bạn sẽ phát huy được hết những tính năng vốn có của mình.
Với dòng máy chấm công ZKTeco được chúng tôi cung cấp sẽ có phần mềm của ZK phát triển và kết nối với thiết bị. Tham khảo ngay các phần mềm chấm công nổi bật, ứng dụng cao
Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện
Tiến hành chấm công thử và tải các dữ liệu thử về phần mềm chấm công sau đó xuất File excel, in báo cáo.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện lắp đặt máy chấm công, cần hỗ trợ hãy liên hệ với ZKTeco Việt Nam để được hỗ trợ. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng.
8 lưu ý khi lắp máy chấm công vân tay
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lắp đặt máy chấm công.
- Đảm bảo mạng LAN nội bộ hoạt động ổn định.
- Switch/hub còn cổng để kết nối dây mạng.
- Chọn vị trí lắp đặt thuận tiện cho việc chấm công, thường là gần cửa ra vào, cách mặt đất khoảng 1 mét.
- Nên sử dụng đúng loại nguồn điện được khuyến cáo.
- Không lắp đặt ở môi trường có từ tính cao.
- Sử dụng hộp bảo vệ nếu lắp đặt ngoài trời.
- Vệ sinh máy thường xuyên để đảm bảo độ bền.
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn thì bạn đã tự lắp đặt xong máy chấm công cho mình rồi đó! Tuy nhiên hiện nay đa số việc lắp đặt này là do các công ty cung cấp máy tiến hành lắp đặt. Nên bạn cần chọn mua máy chấm công phù hợp với mô hình quản lý của mình và chọn đơn vị cung cấp uy tín để mua thiết bị là được.
Địa chỉ lắp đặt thiết bị chấm công giá rẻ, uy tín
ZKTeco Việt Nam là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt các loại máy chấm công vân tay, thẻ từ… cho các doanh nghiệp. Với quy trình lắp đặt máy chấm công chuyên nghiệp. Cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm.
Chúng tôi là đơn vị cung cấp và phân phối máy chấm công trên cả nước. Hỗ trợ thi công lắp đặt máy chấm công từ Bắc vào Nam. Chúng tôi làm việc theo quy trình để đảm biết thiết bị phù hợp với đơn vị sử dụng và quyền lợi cho khách mua máy chấm công:
- Bước 1: Tư vấn.
- Bước 2: Khảo sát và báo giá.
- Bước 3: Ký hợp đồng – Tạm ứng.
- Bước 4: Tiến hành thi công lắp đặt thiết bị chấm công
- Bước 5: Tiến hành bàn giao và thanh toán hợp đồng cho khách hàng.